Giải đáp đầy đủ cho Managing director là gì? Phân biệt MD, CEO

Việc làm Quản lý điều hành

1. Tổng hợp thông tin [CHUẨN XÁC] về vị trí managing director

1.1. Managing director là gì?

Managing director viết tắt là MD được hiểu làm giám đốc điều hành, người có vai trò cao cấp nhất trong bất kỳ công ty nào. Với trách nhiệm cao nhất đối với hoạt động của công ty, Giám đốc điều hành sẽ báo cáo với Chủ tịch và các cổ đông trong đội ngũ lãnh đạo Hội đồng quản trị.

Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm cho nhiều khía cạnh của doanh nghiệp.

Managing director với vị trí và vai trò của mình họ là người quyết định trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp, những chiến lược bán hàng, những chính sách quảng bá doanh nghiệp, … Vì các mục tiêu của kinh doanh mà các MD đề ra hầu như đều tập trung vào tăng trưởng, lợi nhuận kết quả cuối cùng là tăng lợi tức cổ đông. MD có trách nhiệm đảm bảo rằng chiến lược của công ty đang đi đúng hướng, đem lại lợi ích cho cổ đông trong doanh nghiệp. Với vai trò quan trọng như vậy, những Giám đốc điều hành họ có quyền triệu tập Hội đồng quản trị và quản lý mọi liên lạc giữa Hội đồng quản trị và các cổ đông. Có thể nói, Managing director chính là một Big Boss có quyền lực lớn nhất doanh nghiệp.

Tuy nhiên quyền lực này không phải là tuyệt đối vì còn chịu ảnh hưởng bởi hội đồng quản trị, các cổ đông, giám đốc điều hành, … Để hình dung rõ hơn, vị trí Managing director chính là hình ảnh của những “Tổng tài” trong phim truyền hình Trung Quốc hay “Ngài”, “Chủ tịch” trong phim Hàn Quốc. Nhìn chung, giám đốc điều hành họ chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, những hiệu quả này được quyết định bởi chiến lược chung bởi hội đồng quản trị. Tuy nhiên họ vẫn là người chỉ đạo và kiểm soát hoạt động của công ty và đưa ra hướng dẫn và chỉ đạo chiến lược cho hội đồng quản trị để đảm bảo rằng công ty đạt được sứ mệnh và mục tiêu của mình.

Ở cấp độ thứ cấp, có một số trách nhiệm khác mà Giám đốc điều phải thực hiện đó là chịu trách nhiệm đại diện cho công ty tại các sự kiện hoặc với báo chí. Họ sẽ chịu trách nhiệm lãnh đạo, huấn luyện và cố vấn cho các thành viên hội đồng khác và hỗ trợ sự phát triển chuyên nghiệp của họ. MD sẽ làm việc cùng với các thành viên hội đồng khác để xác định các phương hướng hoạt động và sẽ yêu cầu hiểu biết về các vấn đề liên quan đến tài chính để phân tích hiệu suất của công ty. Tuy nhiêm, vai trò truyền thông của những Managing director thường không bằng CEO, thường thì CEO sẽ là gương mặt đại diện của doanh nghiệp còn Managing director thì không.

1.2. Trách nhiệm, công việc chính của Managing director – giám đốc điều hành

Một giám đốc điều hành mang trong mình rất nhiều trách nhiệm nặng nề liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của doanh nghiệp. Bởi vậy mà vai trò trách nhiệm của họ rất quan trọng. Có thể tóm tắt những công việc chính mà Managing director phải thực hiện đồng thời cùng chính là trách nhiệm của MD như sau:

Managing director chính là những người chỉ đạo và kiểm soát công việc cùng nguồn lực của công ty. Đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm đảm bảo tuyển dụng và duy trì số lượng, chất lượng nhân viên. Giám đốc điều hành cũng chuẩn bị một kế hoạch của công ty và kế hoạch kinh doanh hàng năm cùng với đó là theo dõi tiến độ so với các kế hoạch để đảm bảo rằng công ty đạt được các mục tiêu của mình là hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất có thể.

Cung cấp tư vấn và hướng dẫn chiến lược cho chủ tịch và các thành viên của hội đồng quản trị, để họ biết về những phát triển trong ngành. Đảm bảo rằng các chính sách phù hợp được phát triển để đáp ứng sứ mệnh và mục tiêu của công ty và tuân thủ tất cả các quy định liên quan khác.

Với vai trò quan trọng của mìn những giám đốc điều hành còn thực hiện công tác thiết lập và duy trì các mỗi quan hệ với khách hàng lớn, các cơ quan chính phủ có liên quan, chính quyền địa phương, những người ra quyết định quan trọng và các bên liên quan khác, để trao đổi thông tin và quan điểm và để đảm bảo rằng công ty đang cung cấp phạm vi và chất lượng dịch vụ phù hợp .

Với định hướng tương lai của doanh nghiệp, MD thực hiện xây dựng và duy trì các chương trình nghiên cứu và phát triển để đảm bảo rằng công ty luôn đi đầu trong ngành, áp dụng các phương pháp và phương pháp hiệu quả nhất về chi phí, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hàng đầu và duy trì lợi thế cạnh tranh. MD là những người đại diện cho công ty trong các cuộc đàm phán với khách hàng, nhà cung cấp, các cơ quan chính phủ và các liên hệ quan trọng khác để đảm bảo cho nó các điều khoản hợp đồng hiệu quả nhất.

Những giám đốc điều hành họ cũng giám sát việc sử dụng ngân sách hàng năm để đảm bảo rằng các mục tiêu về tăng trưởng nguồn tiền hay sử dụng nó được khoa học đồng thời báo cáo với hội đồng quản trị, cổ động về tình trạng tiền của họ. Bằng cách giám sát việc chuẩn bị báo cáo và tài khoản hàng năm của công ty và đảm bảo sự chấp thuận của họ bởi hội đồng quản trị.

Họ cũng phát triển và duy trì hệ thống Quản lý chất lượng toàn diện trong toàn công ty để đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất có thể được cung cấp cho khách hàng. Đảm bảo việc chấp hành nghiêm chỉnh văn hóa doanh nghiệp từ các nhân viên của mình, đảm bảo quyền lợi của nhân viên doanh nghiệp như chế độ lương thưởng, bồi thường, nghỉ việc. …

Nhìn chung một giám đốc điều hành họ phải thực hiện rất nhiều công việc, vai trò và trách nhiệm khác nhau. Bởi lẽ, là một người đứng đầu doanh nghiệp, trách nhiệm của MD cơ bản đã là là đảm bảo hiệu quả kinh doanh đứng đầu theo hướng tích cực. Vai trò này đòi hỏi những MD không chỉ năng lực mà còn là khả năng chịu áp lực cao với thời gian dài. Phần lớn thời gian của họ sẽ được dành cho các cuộc họp, thăm các phòng ban hoặc trong kế hoạch văn phòng của bạn và dành thời gian để xem xét định hướng chiến lược của công ty và cả trả lời những giải đáp thắc mắc từ phía hội đồng quản trị.

Họ sẽ không phải thực hiện những công việc hàng ngày như gọi điện, đánh giá năng lực nhân viên, chuẩn bị cuộc họp, … vì lẽ đã có những trợ lý giám đốc thực hiện công việc này. Những người đứng ở vị trí giám đốc điều hành họ phải chịu áp lực công việc rất lớn bởi vậy đôi khi họ cũng là những người rất cô đơn.

Tuyển giám đốc điều hành

1.3. Kỹ năng một MD cần có là gì?

Để trở thành một giám đốc điều hành, bạn cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng cơ bản, tối thiểu sau:

– Là một người lãnh đạo họ cần phải có tầm nhìn xa

– Khả năng thúc đẩy năng suất lao động của nhân viên

– Quản lý và ủy quyền hiệu quả

– Họ có khả năng sử dụng truyền thông và đàm phán tốt

– Kỹ năng PR và thuyết trình luôn ở mức tuyệt vời

– Hiểu biết sâu rộng về kinh doanh, nhìn và phân tích vấn đề theo nhiều hướng khác nhau

– Khả năng tài chính nhạy bén, mạnh mẽ

– Khả năng lập kế hoạch và dự báo kết quả đạt được

– Có kiến thức chuyên sâu về thị trường hay môi trường kinh doanh

– Khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp

– Năng lực tư duy, ra quyết định nhanh chóng, hiệu quả

– …

1.4. Lợi ích, thách thức và kỳ vọng nghề nghiệp của giám đốc điều hành

Mang trong mình trách nghiệm phát triển doanh nghiệp, tạo công ăn việc là và đem lại lợi nhuận cho cổ đồng, cho xã hội, các Managing director họ phải chịu những thách thức nghề nghiệp rất đáng sợ tuy nhiên họ cũng được hưởng chế độ lợi ích vô cùng hấp dẫn.

Thông thường MD chính là cổ đồng của doanh nghiệp, nằm trong hội đồng quản trị. Vì lẽ ấy mà lợi ích họ được hưởng không chỉ là tiền lương mà còn là cổ phiếu, và các lợi ích liên quan khác. Tuy nhiên cùng với những chế độ lương thưởng hấp dẫn đến như vậy họ cũng phải đối mặt với không ít những thách thức. Vai trò càng cao thì bị áp lực công việc sẽ càng cao. Họ là người ra những quyết định quan trọng nên thường bị cô lập trong doanh nghiệp. Áp lực công việc của MD còn là thời gian làm việc nhiều giờ đồng hồ với tư duy công việc cao, đôi khi họ không có thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân.

Tuy nhiên, MD họ vẫn mang trong mình rất nhiều kỳ vọng phát triển sự nghiệp. Mặc dù vị trí Giám đốc điều hành là vai trò đỉnh cao trong một tổ chức nhưng điều này không có nghĩa đó là sự kết thúc của sự nghiệp. MD trong các doanh nghiệp nhỏ có thể tìm cách chuyển sang đảm nhận vai trò trong các công ty vừa và lớn.

Khi sự nghiệp phát triển, có thể đến lúc chuyển sang vai trò Chủ tịch trong doanh nghiệp, đóng vai trò hỗ trợ và hướng dẫn cho MD mới. Hơn nữa, có thể có cơ hội đảm nhận các vị trí Giám đốc không điều hành trong hội đồng quản trị của các công ty khác nhau. Cuối cùng, với tư cách là Giám đốc điều hành có kinh nghiệm, sẽ không thiếu các công ty khác quan tâm đến việc thuê bạn làm tư vấn và tạm thời.

Việc làm Quản trị kinh doanh

2. Sự khác biệt giữa CEO (chief executive officer) và MD (Managing director)

Ở những bài viết trước của Timviec365.vn đã chia sẻ rất rõ về CEO – chief executive officer. Nếu nhìn từ định nghĩa thì CEO và MD là hai khái niệm rất khó phân biệt. Hiểu đơn giản nhất thì CEO là MD và MD cũng chính là CEO.

CEO và MD hai chức danh này thường được sử dụng thay thế lẫn nhau. Tuy nhiên, MD là chức danh được sử dụng thay cho CEO tại Vương quốc Anh còn CEO dùng tại Hoa Kỳ. Bởi vậy nếu bạn đến Hoa Kỳ và gọi một giám đốc điều hành – CEO là Managing director đồng nghĩa với việc bạn đã hạ chức vụ của họ xuống đi rất nhiều. Vì lẽ, Managing director tại Mỹ có nghĩa là “quản lý” để chỉ những người thực hiện công tác xử lý công việc hàng ngày.

3. CV của Managing director – mũi tên chinh phục nhà tuyển dụng

Vị trí Managing director tuyển dụng không nhiều, ứng viên của chức MD luôn là những người toàn vẹn về năng lực, trình độ, đạo đức lẫn kinh nghiệm. Lúc này khác biệt cơ bản của những ứng viên đó chính là CV xin việc. Vậy khi viết cv xin việc ứng tuyển vị trí MD bạn nên lưu ý điều gì?

Từ công việc, vai trò của một giám đốc điều hành ta thấy một điều rằng cv xin việc của họ phải toát lên được phong cách lãnh đạo và quản lý của họ. Họ cần thể hiện vai trò nổi bật của mình trong thời gian gần đây nhất để minh chứng về năng lực tuyệt vời của mình.

Một trong những cách thức viết CV xin việc được rất nhiều Managing director sử và đã thành công đó là viết cv xin việc theo phong cách SAR (tình huống, hành động, kết quả) để minh chứng những thành tự mình đạt được đã có vai trò như thế nào đối với sự phát triển doanh nghiệp.

Cùng với đó là sử dụng những từ khóa quan trọng thể hiện được vai trò lãnh đạo và năng lực ứng viên trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. Cuối cùng, hãy nhớ đến những hoạt động tình nguyện, những giải thưởng hay những người giới tham chiếu để hoàn thiện cv xin việc của mình thêm toàn vẹn, hoàn hảo bạn nhé.

Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn cv xin việc vị trí Managing director hay các vị trí việc làm nhanh khác trên Timviec365.vn. Tại đây chúng tôi cung cấp đầy đủ những mẫu cv đa dạng, với hướng dẫn cách viết cv xin việc chi tiết, cụ thể để bạn chinh phục trái tim nhà tuyển dụng.

Managing director là chứng vụ, vị trí việc làm mơ ước của rất nhiều người. Thông qua bài viết này, hy vọng rằng Ngọc Ánh đã cung cấp cho bạn những kiến thức cụ thể về công việc của một Managing director. Từ đó bạn sẽ trả lời được cho mình câu hỏi về Managing director là gì? Công việc, trách nhiệm và chế độ lương thưởng của họ ra sao.